DÂN CHỦ VÀ CỘNG ĐỒNG
Đỗ Như Điện
Đầu năm 2002 bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một người trí thức trẻ ở Hà Nội chỉ vì dịch ra Tiếng Việt bài Dân Chủ Là Gì (What is Democracy?) lấy từ bản tin của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, thì lập tức đã bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù và hành hạ suốt mấy năm qua, anh được thả ra hồi tháng 9 năm 2006, nhưng vẫn bị quản thúc. Thế rồi anh đếm thăm cụ Hòang Minh Chính thì lại bị công an cọng sản hành hung sách nhiễu đủ điều. Bác sĩ Sơn chỉ mới nghe đến “dân chủ” nhưng chưa được nếm mùi dân chủ bao giờ, nhưng anh cảm thấy chóang ngợp khi đọc bài nói về dân chủ, theo anh: “có dân chủ là có tất cả”, đó là những hứa hẹn tốt đẹp cho tương lai đất nước, là niềm mơ ước của cả dân tộc đang bị tước đọat mọi thứ quyền căn bản làm người.
Người dân trong nước mơ ước điều chúng ta có mà không được, còn chúng ta đang có tất cả quyền tự do và sinh họat dân chủ, nhưng chúng ta đã sử dụng điều mình có thế nào?
Trong một bài viết trước đây tôi đã nêu ra bốn yếu tố để đánh gía sức mạnh của một cộng đồng thiểu số như cộng đồng Người Việt hải ngoại của chúng ta, đó là tinh thần đòan kết, sức mạnh chính trị dựa trên lá phiếu, sức mạnh kinh tế tài chánh, và phương cách họat động. Về tinh thần đòan kết, tình trạng phân hóa trong cộng đồng là một thực tế không thể chối cãi được, tình trạng càng ngày càng thê thảm xem ra khó có thuốc chữa. Về sức mạnh chính trị ngọai trừ những nơi đông người Việt như Orange, San Jose, Houston, ngòai ra chúng ta chưa có đủ tầm cỡ tham gia trực tiếp vào dòng chính bằng lá phiếu cử tri, nên chưa tạo được ảnh hưởng chính trị đáng kể. Chúng ta cũng chưa mạnh trên phương diện tài chánh; cho đến nay Người Việt tại Hoa Kỳ mới chỉ có một ngân hàng được thành lập (Đệ Nhất Ngân Hàng Việt Mỹ ở Orange County) với số vốn đầu tư có thể được vài trăm triệu, so với số tiền khỏang 4 tỷ Mỹ Kim của đồng bào hải ngọai gửi về trong nước hàng năm. Và sau cùng là cách làm việc của hàng ngũ lãnh đạo các tố chức, các cộng đồng, họ có được tín nhiệm nơi người dân thì chính quyền địa phương và người khác mới nể trọng.
Thực hiện đòan kết rất khó, nhưng thực hiện dân chủ không khó. Cái chìa khóa để mở được cánh cửa bước vào giai đọan mới cho cộng đồng vẫn là tinh thần dân chủ. Trong bài trước tôi đã nêu ra nhiều lý do tại sao Hiệp Hội Người Việt San Diego không dùng danh xưng “cộng đồng”, tuy có nhiều lý do, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là muốn tôn trọng và thực thi tinh thần dân chủ. Tôi cũng bàn đến tính cách đại diện trong hệ thống chính quyền, tức là chế độ dân chủ mà chúng ta đang có, trong ấy chính quyền là “của dân, do dân và vì dân”, chính quyền làm việc cho dân và lãnh lương do tiền thuế của người dân đóng góp, những người làm việc trong chính quyền là người được dân ủy quyền cho. Nói một cách nôm na chính “người dân làm chủ” đất nước này.
Đặc biệt tôi đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa các tổ chức tư nhân và hệ thống công quyền, nói rõ ra những tổ chức cộng đồng do tư nhân sáng lập không có tư cách đại diện cho người dân trong hệ thống công quyền, mà chỉ để thực hiện một số mục tiêu giới hạn nào đó mà tồ chức ấy nêu rõ trong khi lập hội và được luật pháp cho phép.
Chúng ta đang sống trong một xã hội dân chủ của một quốc gia pháp trị, trong chính quyền có bổn phận bảo vệ người dân mọi mặt từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng quốc gia. Từ cấp thị xã, người dân có nghị viên dại diện trong hội đồng thành phố, ở quận hạt có giám sát viên quận hạt đại diện. Ở tiểu bang có dân biểu, nghị sĩ tiểu bang đại diện trong lưỡng viện tiểu bang. Lên đến liên bang thì có dân biểu nghị sĩ liên bang được bầu ra làm đại diện tại lưỡng việc quốc hội. Ngay cả một phạm nhân không có tiền thuê luật sư bào chữa thì chính quyền cũng phải chỉ định luật sư để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Sự phân chia trách nhiệm trong hệ thống công quyền thật phân minh và chặt chẽ. Một người vi phạm luật pháp phải bị trừng trị dầu ở địa vị nào trong xã hội, hay nắm giữ chức vụ nào trong chính quyền.
Trong một quốc gia tự do, cần có các tồ chức tư nhân hay nói đúng hơn là các tổ chức ngòai chính quyền mà chúng ta gọi chung là các “NGO” viết tắt bởi chữ “Non-Governmental Organization”. Ở các quốc gia tiến bộ trong thế giới tự do, các tổ chức ngòai chính phủ “NGO” đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lãnh vực từ văn hóa xã hội đến kinh tế, chính trị. Rất nhiều tổ chức được chính quyền tài trợ để họ giúp chính phủ thực hiện những công tác lớn lao ở tầm mức quốc gia và quốc tế. Bên cạnh những NGO lớn và chuyên nghiệp còn có vô số những tổ chức bất vụ lợi (Non-Profit Organization) khác được chính quyền cho phép họat động nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định nào đó do tổ chức ấy chọn lựa, và được luật pháp cho phép họat động.
Nói như thề để so sánh với hòan cảnh của các quốc gia độc tài cộng sản và chậm tiến, ở đó người dân không được phép lập đảng lập hội để nói lên nguyện vọng của mình như tại Việt Nam ngày nay. Chính vì lẽ ấy trong hơn 30 năm qua Người Việt lưu vong đã tranh đấu không ngừng ở hải ngọai để mong sớm chấm dứt cộng sản tại Việt Nam, từ đó có thể đưa đất nước thóat cảnh chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói, hầu bắt kịp các nuớc khác trong khu vực. Đó là giấc mơ chung mà tất cả chúng ta đang mong ước.
Tháng 9 năm 2002 tôi và một số người Việt đã đến Copenhagen ở Đan Mạch để tham dự cuộc sinh họat của các NGO từ Á Châu và Âu Châu, khi các nguyên thủ quốc gia đến họp tại đó. Mỗi lần họp như thế là một diễn đàn quốc tế qui tụ trên dưới 40 nguyên thủ quốc gia, họ bàn đến nhiều đề tài quan trọng của khu vục Âu Á và tòan cầu, nên các NGO lợi dụng diễn đàn ấy để nêu lên các vấn đề mà các chính quyền của họ không làm hay không muốn làm. Quan sát cách làm việc của các NGO của người Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Trung Hoa, Ấn Độ, Nam Dương, Phi Luật Tân ….và NGO của các quốc gia Âu Châu, tôi cảm thấy xót xa và hổ thẹn cho thân phận lưu vong của mình, khi nhìn thấy phái đòan của Người Việt tỵ nạn chỉ đi bên lề của hội nghị, cho dù được lên tiếng chất vấn các diễn giả về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận ở Việt Nam, nhưng cũng đón nhận những ánh mắt hững hờ lạnh nhạt của những người trong ban tổ chức, vì chúng ta không chứng tỏ được sức mạnh của một cộng đồng. Công tác chủ lực của phái đòan trở thành cuộc đối đầu với phái đòan do Hà Nội gửi tới. Năm 2004, các NGO họp tại Việt Nam, dĩ nhiên không có phái đòan nào của Người Việt không cộng sản từ hải ngọai hay trong nước được tham dự; kết quả thế nào chắc chúng ta cũng đóan được. Đầu tháng 9 vừa qua, cuộc họp của các NGO đã tổ chức tại Helsinki ở Phần Lan, cũng có một phái đòan của người Việt tỵ nạn, nhưng theo dõi tin tức thì kết quả cũng tương tự như năm 2002. Nghĩa là chúng ta vẫn đi bên lề của dòng đời cứ lặng lẽ trôi. Sở dĩ như thế vì phái đòan của người Việt ở hải ngọai không tạo được uy tín trong các quốc gia định cư, nên không được nể trọng. Tôi hết sức hoan nghênh những người đã tốn công tốn của đến tranh đấu tại những mặt trận quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn như thế, và cũng chính từ đó càng thấy rõ những thiếu sót, những điểm yếu trong cộng đồng của chúng ta. Tiếc rằng những tổ chức có tên lớn lao như Cộng Đồng Người Việt Hải Ngọai, Cộng Đồng Người Việt Âu Châu, Cộng Đồng Nam Cali, các chính phủ, các mặt trân, các chính đảng ….nghe rất hùng mạnh đã không kết hợp để lập được một phái đòan đại diện chính thức mà tham dự các sinh họat quốc tế như trên. Vì không biết, hay thấy diễn đàn quốc tế ấy chưa đủ tầm cỡ để quí vị thượng đài so găng chăng?!
Chúng ta phải rà sóat lại xem khối người Việt ở hải ngọai nói chung và tại Hoa Kỳ nói riệng giúp đồng bào trong nuớc tranh đấu cho có dân chủ thật sự, nhưng chính chúng ta đã hiểu và thực thi dân chủ như thế nào? Muốn trả lời cho cầu hỏi này, hãy xem qua tiến trình hình thành những tổ chức mệnh danh là tổ chức cộng đồng ở hải ngọai này trước đã. Chúng ta cần đánh giá một cách vô tư và nghiêm chỉnh những gì chúng ta làm để rút tỉa kinh nghiệm và cải tiến họat động.
Đối với cộng đồng của Người Việt tỵ nạn, chắc chắn ai cũng phải nhìn nhận rằng chúng ta có quá nhiều tổ chức, nên chẳng có tổ chức nào tạo được ảnh hưởng lớn. Có một số tổ chức thành lập để tranh giành ảnh hưởng và đánh phá lẫn nhau. Một người bạn ở trong nước cho tôi biết Cộng Sản Việt Nam liệt kê được một danh sách của hơn 1600 tổ chức của Người Việt hải ngọai. Thật ra làm danh sách ấy chẳng khó khăn gì, điều chúng ta phải suy nghĩ là chúng ta nên vui hay buồn khi nhìn nhấy con số 1600 tổ chúc? Chắc chắn Hà Nội phải có kế họach rất tinh vi để làm cho con số tổ chức càng ngày càng gia tăng, nhằm phá vỡ sức mạnh đòan kết của khối người tỵ nạn ở hải ngọai.
Ai cũng biết rằng ở xứ tự do này người nào cũng có quyền lập hội lập đảng, miễn là theo đúng qui định của luật pháp; nhưng lập hội là để thực hiện những mục tiêu tốt cho cộng đồng, không phải dùng cộng đồng để mưu đồ những mục tiêu riêng cho phe nhóm hay dùng cộng đồng để che đậy những âm mưu đen tối khác.
Nếu muốn lập một tổ chức để có tiếng nói mạnh đại diện cho cộng đồng thì phải thực hiện đúng tinh thần dân chủ, nghĩa là áp dụng quyền quyết định thuộc về đa số. Muốn biết thế nào là đa số thì phải có con số cử tri rõ rang. Giả như trong một cộng đồng có 5000 người trên 18 tuồi thì phải đạt được trên 2500 người tín nhiệm mới gọi là đa số. Muốn làm công việc kiểm tra này đòi hỏi nhiều điều kiện phức tạp, ngay cả chính quyền có luật lệ, nhân sự và tài chánh cũng khó thực hiện được một danh sách cử tri chính xác, huống hồ một nhóm người không dựa vào nền tảng nhất định nào.
Nếu không lập được danh sách cử tri thì năm ba người cứ tự ý thành lập một tổ chức theo cách thông thường của luật lệ cho phép, rồi minh nhiên họat động tạo được uy tín, từ đó đồng bào nể trọng và tín nhiệm; cần gì phải rềnh rang tổ chức tuyển cử làm phiền bà con. Làm như thế chẳng ai có quyền phê phán và tốn công sức đặt vấn đề làm gì, nếu hội đòan ấy sai trái đã có luật pháp nghiêm trị. Điều đáng buốn là một tổ chức muốn bao thầu làm đại diện cho cộng đồng bằng cách tạo ra cuộc phổ thông đầu phiếu nửa vời nhằm lừa dối dư luận.
Thí dụ điển hình tại San Diego nhỏ bé này, đầu tháng 7 vừa qua đã diễn ra một cuộc bầu cử được các báo chí và đài phát thanh địa phương quảng cáo rầm rộ, truyền đơn bươm bướm rải đầy các chợ, ghi thành tích lẫy lừng của các ứng cử viên, với những lời hứa hẹn rất hùng hồn. Các cuộc tranh luận giữa các liên danh ứng cử được mở ra cho đồng bào tìm hiểu, xem ra cuộc tổ chức rất dân chủ. Nhiều người không biết chuyện, nhất là dân bản xứ tưởng rằng có một cuộc tổng tuyển cử của một “quốc gia” mới ra đời tại đây để thành lập tân chinh phủ!
Tìm hiểu sâu xa thì cuộc bầu cử này nhằm thành lập một tổ chức mới có mục tiêu rõ rệt là nhắm tranh giành ảnh hưởng với một tổ chức khác đã có từ 22 năm trước là Hiệp Hội Người Việt San Diego. Tổ chức mới này muốn làm đại diện cho toàn khối trên 50,000 cư dân người Việt nơi đây, nên mới có cái tên là Cộng Đồng Việt Nam San Diego, cũng giống như Cộng Đồng Miền Nam Nam Cali, hay Cộng Đồng Người Việt Hải Ngọai… chỉ có danh mà không có thực.
Điều lạ lùng là vào năm 2006 trên đất Hoa Kỳ mà vẫn còn có một cuộc phổ thông đầu phiếu phản dân chủ như cuộc bầu cử để bầu ra cái gọi là Cộng Đồng Việt Nam San Diego này. Cuộc bầu cử mang tính phổ thông đầu phiếu không có cử tri, không dựa trên cơ sở pháp lý nào, hoặc dựa vào điều khỏan trong điều lệ hay một văn bản lập qui nào, mà chỉ là để chọn liên danh này hay liên danh kia dựa trên thành tích họat động của các cá nhân và sự hứa hẹn của các liên danh ấy, bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu mà không có cử tri, có nghĩa là bao nhiêu người tham gia thì cuộc tuyển cử ấy vẫn thành, người đắc cử vẫn vỗ ngực nhân danh đại diện cộng đồng!
Rõ ràng đó là một cuộc bầu cử chiếu lệ, một trò chơi dân chủ giả hiệu nhằm lợi dụng sự đơn sơ dễ tính của một số cử tri. Nói đúng hơn cuộc bầu cử chỉ là một hình thức để hợp thức hóa sự sắp đặt sẵn, nên không cần biết có bao nhiêu người sẽ tham gia cuộc đầu phiếu, và phải đạt được một tỷ lệ tín nhiệm nào đó thì cuộc bầu cử ấy mới có giá trị. Thông báo kết quả cuộc bầu cử đã chứng minh như thế, vì chỉ cho biết liên danh đắc cử đạt được bao nhiêu phần trăm (%) mà không cho biết bao nhiêu phiếu bầu. Phải chăng những cử tri chân thật đã bị lạm dụng để làm trò hề che đây cho một trò bịp bợm. E rằng từ đây San Diego đã có một tiền lệ để những ai thích làm “chủ tịch cộng đồng” cứ theo vết xe ấy mà tổ chức bầu cử như thế.
Sự xuất hiện thêm một tổ chức mới này, những lợi ích chưa thấy, nhưng hệ lụy thì hiển nhiên, vì từ nay giữa cộng đồng sẽ có những cuộc tranh giành ảnh hưởng làm cho đồng bào thêm chán ngán, giới trẻ mất tin tưởng, người ngòai xem thường khối người Việt, và kẻ thù cộng sản vỗ tay vui mừng. Các mạnh thường quân có lòng giúp việc chung cũng phải phân vân cân nhắc.
Gỉa như có một người vô công rỗi nghề nào đó bày ra một cuộc “tồng tuyển cử” để bất tín nhiệm nhằm truất phế cái gọi là “ban chấp hành cộng đồng” cùng một cách thức như cuộc tuyển cử vừa qua, rồi công bố kết quả có 65% số phiếu bất tín nhiệm, 30% số phiến tín nhiệm và 5% số phiếu trắng thì cuộc “tổng tuyển cử ấy” có giá trị, theo cách giải thích luật pháp thì luật ra sau có khả năng phủ quyết luật trước, điều ấy có nghĩa là sự truất phế ấy có gía trị? Thât ra cả hai hòan tòan phản dân chủ và vô gía trị. Phản dân chủ vì cuộc tuyển cử không phản ảnh tính đa số trong một tập thể, do đó nó vô giá trị. Học hỏi về dân chủ thì dài dòng phức tạp, nhưng đinh nghĩa thực dụng nhất về dân chủ thì rất đơn giản, đó là quyền quyết định thuộc về đa số, ở đây không có số thì lấy gì xác định đa số hay thiểu số.
Trong bài trước tôi đã nêu ra một trở ngại căn bản là các tồ chức tư nhân làm sao có được danh sách cử tri với những chi tiết cá nhân để xác định ai là cư dân hợp lệ tại San Diego, trong một cộng đồng có đến 50,000 người để tiến hành cuộc phổ thông đầu phiếu? Ai dám bảo đảm an toàn những tin tức cá nhân không bị lạm dụng?
Những người tổ chức cuộc bầu cử nói trên chắc chắn phải biết các điều ấy, nhưng xem ra đó không phải là điều quan trọng, quan trọng là những người ấy muốn đạt được mục đích với bất cứ gía nào, phải chăng đó là ứng dụng phương án “mục đích biện minh cho phương tiện”?
Một số bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, chắc phải hiều rõ thế nào là dân chủ tại xứ này. Ngày 7 tháng 11 vừa qua đã diễn ra cuộc tuyển cử để chọn người vào các chức vụ dân cử, và quyết định những vần đề liên hệ đến cuộc sống của xã hội. Ý nghĩa đích thực của các cuộc đầu phiếu là xác định quyền của đa số. Một số cư dân Mỹ gốc Việt đã sử dụng sức mạnh lá phiếu của mình trong cuộc tuyển cử vừa qua. Đảng Dân Chủ đã chiếm đa số và kiểm sóat cả hai viện lập pháp của Hoa Kỳ, đó là thực hành dân chủ cơ bản rõ nét nhất.
Tóm lại kêu gọi đòan kết rất khó, và xem ra chẳng bao giờ có đòan kết thật sự, vậy điều kiện bắt buộc để tạo sức mạnh là áp dụng dân chủ thật sự, nhưng phải hiểu thấu và thi hành dân chủ đích thực. Trong các tổ chức, các cộng đồng muốn tranh đầu dân chủ cho Việt Nam, hãy thực thi dân chủ nghiêm túc tại hải ngọai này. BS Phạm Hồng Sơn và nhiều nhà tranh đấu dân chủ trong nước vì mơ ước dân chủ, vì muốn đất nước sớm thóat ách cộng sản, họ đang phải vào tù ra khám, nếu họ thấy được cái thực chất vô dân chủ do một số người ở hải ngọai vì tham vọng cá nhân, vi hư danh, vì âm mưu đen tồi đang làm hoen ố hình ảnh dân chủ mà đồng bào ta đang mơ ước thì họ sẽ thất vọng biết chừng nào! Vậy ta hãy nên tự xét!
San Diego, Ngày Cựu Chiên Binh 2006.
Đỗ Như Điện
|